Miễn Thuế, Ưu Đãi, Voucher Với Seller Ngoại, Cuộc Chơi TMĐT Có Đang Đánh Mất Sự Cân Bằng?
Trong vài năm gần đây, thương mại điện tử (TMĐT) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế tại Việt Nam. Nhưng điều đáng bàn là: liệu sân chơi TMĐT có còn công bằng với các nhà bán hàng Việt Nam không? Hay nó đang dần trở thành một cuộc đua lệch pha, nơi người chơi nội địa phải “bơi trong bùn”, còn seller nước ngoài được “trải thảm đỏ”?

Sự chênh lệch ngày càng rõ: Phí cao, lợi thế thấp, áp lực đè nặng seller Việt
Một phép tính đơn giản có thể khiến bất cứ người trong nghề nào phải giật mình:
Seller Việt bán trên sàn TMĐT: Tổng phí từ 15-20%, bao gồm hoa hồng, quảng cáo, logistics, affiliate và thuế.
Seller nước ngoài: Được ưu đãi logistics, freeship, voucher đẩy tận răng, hoa hồng cực thấp hoặc bằng 0, lại đang đứng trước đề xuất miễn thuế cho hàng dưới 1-2 triệu đồng.
Với mô hình kinh doanh vốn đã mong manh về lợi nhuận, chỉ cần chênh 5% chi phí cũng đủ để mất lợi thế. Nhưng hiện nay, sự chênh lệch không còn là 5-10% – mà có thể lên đến 30-35%, thậm chí hơn. Một con số đủ để đánh sập mô hình kinh doanh của hàng chục nghìn seller nội địa.
Chính sách ưu đãi: Ai thực sự được hưởng lợi?
Đề xuất miễn thuế nhập khẩu với đơn hàng TMĐT dưới 1-2 triệu đồng được đưa ra với mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng. Nhưng hệ lụy phía sau là gì?
- Đơn hàng giá rẻ từ Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan… sẽ ồ ạt tràn vào Việt Nam.
- Doanh nghiệp sản xuất nội địa sẽ bị “đánh bật” khỏi thị trường trên chính sân nhà.
- Seller Việt phải cạnh tranh giá với những đối thủ gần như không phải chịu bất kỳ chi phí nào.
Câu hỏi đặt ra: Phí mà seller Việt đang trả cho các sàn, có đang nuôi các chương trình ưu đãi dành cho seller nước bạn?

Sự bất cân xứng trong hệ sinh thái sàn TMĐT
Không chỉ là vấn đề về thuế và chi phí, còn một “vết cắt” sâu hơn đang diễn ra âm thầm:
- Các sàn TMĐT đang dần ưu tiên hàng tự doanh: Nhập hàng – tự bán – không mất hoa hồng – không quảng cáo – không affiliate.
- Trong khi đó, seller Việt muốn tham gia campaign phải trả phí, mua vé để được lên chương trình.
- Hệ sinh thái quảng cáo, khuyến mãi, hiển thị… trở thành “bức tường phí” mà chỉ seller có ngân sách lớn mới vượt qua được.
Vấn đề không chỉ là khó bán hàng. Nguy cơ lớn nhất là: Áp lực không có lối thoát.
Nếu tình trạng này kéo dài 6 tháng – 1 năm, sẽ có hàng chục nghìn seller:
- Rời bỏ sàn
- Phá sản
- Tái cấu trúc hoặc bỏ nghề
Và kéo theo đó là:
- Nhân sự mất việc
- Doanh nghiệp nhỏ đóng cửa
- Các giấc mơ khởi nghiệp bị dập tắt ngay từ khi chưa kịp hình thành
Giải pháp nào cho doanh nghiệp và seller Việt?
- Rà soát lại mô hình kinh doanh: Tái cấu trúc sản phẩm, vận hành, tối ưu chi phí từng khâu.
- Tập trung xây dựng tài sản riêng: Website, dữ liệu khách hàng, kênh bán trực tiếp… thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào sàn.
- Tham gia vận động chính sách: Các hiệp hội TMĐT, doanh nghiệp cần có tiếng nói chung với cơ quan quản lý.
- Chiến lược SEO và marketing dài hơi: Đầu tư vào nội dung, hệ sinh thái thương hiệu để gia tăng sức cạnh tranh lâu dài.
Và câu hỏi đặt ra “Tối ưu không còn đủ, giờ là tồn tại hay biến mất”
Câu hỏi ban đầu Videmi đặt ra: “TMĐT – cuộc chơi còn công bằng?” giờ đây không còn là câu hỏi cá nhân. Nó là câu hỏi sống còn cho hàng vạn nhà bán hàng, doanh nghiệp nội địa, và rộng hơn là vấn đề kinh tế, xã hội.
Mong rằng bài viết này có thể giúp bạn những nhà bán hàng, người làm nghề nên thật sự tỉnh táo hơn, dừng lại một nhịp để:
- Xem lại mô hình
- Đo lại lợi nhuận
- Tính lại đường đi
Vì nếu không thay đổi, cuộc chơi sẽ không còn chỗ cho những người thiếu lợi thế ngay từ vạch xuất phát.